Cách gở bỏ hoàn toàn driver máy in cũ bị lỗi Win10/Win8/Win7
Cách xóa gở bỏ hoàn toàn driver máy in cũ bị lỗi trong Win 10/ Win 8/ Win 7 thì hoàn toàn giống nhau. Bạn chỉ cần làm theo các dưới đây là xóa tận gốc driver máy in cũ được.
Cách 1: Vào Control Panel > Devices and Printer > Nhấp chuột phải máy in Cần xóa bỏ nhấn Remove Devices là xong.
Cách 2. Gở bỏ driver máy in hoàn toàn trong regedit của Window.
Nếu như sau khi chúng ta thực hiện cách 1 mà vẫn không thể xóa bỏ hoàn toàn driver máy in để cài lại một driver mới thì các bạn thực hiện theo cách sau.
Lưu ý: Bạn cần phải sao lưu back up lại regedit trước khi tiến hành xóa driver máy in. Tránh trường hợp bị lỗi xẩy ra.
- Ở trên bàn phím chúng ta nhấn tổ hợp bàn phím lá cờ Window + R. Lên hộp thoại bạn gõ dòng chữ Regedit như hình và nhấn Enter.
- Sau đó tiến hành truy cập theo đường dẫn:
HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Uninstall
Lúc này bạn sẽ nhìn thấy tên danh sách các chương trình, trong đó có những tên chương trình lạ và dài. Click vào tên chương trình có tên lạ và dài đó, sau đó nhìn sang khung bên phải tìm mục Display để xem tên chương trình đó là gì.
Cách xóa driver máy in cũ bị lỗi tận gốc trong regedit
Trên đây là 2 cách gỡ bỏ máy in khỏi máy tính thông thường chúng ta hay sử dụng. Tuy nhiên nhiều khi bạn chọn máy in và xóa nhưng lại nhận được thông báo lỗi từ windows “ Không thể xóa máy in mạng ” và thế là bạn không thể làm sao để xóa được nó. Như vậy bắt buộc chúng ta phải xóa triệt để trước khi cài đặt một driver mới cho máy, cách làm như sau:
- Ở trên bàn phím chúng ta nhấn tổ hợp bàn phím lá cờ Window + R. Lên hộp thoại bạn gõ dòng chữ Regedit như hình và nhấn Enter.
Bước 2: Hộp thoại regedit xuất hiện bạn chọn đường dẫn như sau.
HKEY_CURRENT_USER / Printers / ConvertUserDevModesCount.
Bạn sẽ thấy xuất hiện 1 loạt danh sách máy in mà bạn đã cài trong máy. Muốn xóa máy in nào bạn chỉ việc Click – Phải chuột và chọn Delete.
Làm tương tự với các thư mục tiếp theo trong phần Printer:
HKEY_CURRENT_USER / Printers / Connections.
HKEY_CURRENT_USER / Printers / DevModePerUser
HKEY_CURRENT_USER / Printers / DevModes2
HKEY_CURRENT_USER / Printers / Settings
Bạn sẽ thấy xuất hiện 1 loạt danh sách máy in. Muốn xóa máy in nào bạn chỉ việc Click – Phải chuột và chọn Delete là xong.
Bước 3: Bạn vào tiếp đường dẫn sau.
HKEY_LOCAL_MACHINE / SYSTEM / CurrentControlSet / Control / Print / Printers.
Xóa máy in nào bạn muốn xóa thì nhấp chuột phải và chọn Delete là được.
OK sau khi chúng ta xóa xong thì cần phải khởi động lại máy tính rồi mới cài đặt Driver máy in mới được nha.
1 Cách nữa để loại bỏ driver máy in đã cài ra khỏi máy tính bằng cách vào đường dẫn:
Cách xóa gở bỏ hoàn toàn driver máy in bị lỗi bằng đường dẫn trong hệ thống, để loại bỏ driver máy in đã cài ra khỏi máy tính bằng cách vào đường dẫn sau:
C:\Windows\System32\spool\PRINTERS\
Bạn hãy xóa tất cả file trong thư mục Printers nhé.
Như vậy là bạn đã loại bỏ được driver máy in ra khỏi máy tính rồi. Làm xong bạn cần phải khởi động lại máy tính mới có kết quả nhé.
No comments